Brand Mascot – linh vật thương hiệu hiện nay vẫn đang là một xu thế rất “hot” cho các doanh nghiệp tại Việt Nam. Bên cạnh những lưu ý khi thiết kế mascot, doanh nghiệp cũng phải chú ý tới những điểm “mấu chốt” để vận hành linh vật thương hiệu sao cho tối đa hóa được hiệu quả của Character Marketing.
Hôm nay, hãy cùng Chonkaverse tìm hiểu thêm những “tips” để áp dụng mascot trong các chiến dịch quảng bá sao cho hiệu quả nhé!
Khi nào thì doanh nghiệp nên sử dụng linh vật thương hiệu
Việc xác định khi nào doanh nghiệp nên sử dụng Character Marketing, được xác định qua các chuyên gia Marketing. Khi các thương hiệu mong muốn quảng cáo các sản phẩm phức tạp trở nên đơn giản và thú vị hơn trong mắt khách hàng, đây là lúc phù hợp để sử dụng hoạt động quảng bá bằng linh vật.
Ví dụ như các sản phẩm tài chính, bảo hiểm, môi trường, vì đây là những sản phẩm có mức độ tham gia cao và cần tiêu thụ rất nhiều thông tin để hiểu rõ về dịch vụ của doanh nghiệp. Bằng cách thông qua câu chuyện thương hiệu, các mẩu chuyện ngắn hoặc hoạt hình để giúp khách hàng hiểu được các dịch vụ của doanh nghiệp một cách rõ ràng hơn. Một số linh vật thương hiệu thực tế trong nhóm ngành này có thể kể đến như các linh vật thương hiệu của ngân hàng số Kakao tại Hàn quốc, ứng dụng chuyển tiền Momo, linh vật Duolingo của ứng dụng học ngoại ngữ Duolingo.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng nên vận hành linh vật thương hiệu để quảng bá cho doanh nghiệp hoặc cho sản phẩm của mình. Trong tình huống khách hàng là người tiêu dùng cuối, sản phẩm của các doanh nghiệp là sản phẩm tiêu dùng nhanh (FMCG) và sử dụng mascot tại những thời điểm mà có quá nhiều sản phẩm cạnh tranh với cùng mức mức giá và chất lượng. Ví dụ như các nhân vật Kun Family trong dòng sữa Kun của Công ty cổ phần sữa quốc tế tại Việt Nam. Việc vận hành sử dụng linh vật thương hiệu có thể tạo ra sự khác biệt trong việc kết nối với cảm xúc của khách hàng. Nói tóm lại, khi cần tối ưu hóa các thông tin đến với khách hàng một cách sinh động và nhanh chóng, doanh nghiệp có thể sử dụng và vận hành linh vật thương hiệu cho các chiến dịch quảng bá, chiến lược thương hiệu của doanh nghiệp.
Việc sử dụng linh vật thương hiệu vào các chiến dịch marketing có thể sử dụng được cho các doanh nghiệp có khách hàng là doanh nghiệp (B2B) cũng là một vấn đề đang được nghiên cứu. Khi nghĩ theo cách thông thường, quảng bá bằng linh vật thương hiệu thường được đánh giá khá hạn chế và gặp nhiều quan ngại về việc linh vật đôi khi mang hơi hướng trẻ con và không tạo nên cảm giác đáng tin cậy ở lĩnh vực B2B.
Nếu xét đến vận hành linh vật thương hiệu trong một lĩnh vực tồn tại khá lâu trong thị trường B2B là hãng lốp xe Michelin. Thương hiệu này sử dụng Bibendum trên bao bì và trong các chiến dịch truyền thông của họ, họ sử dụng hình ảnh cánh tay của Bibendum ở một góc của bao bì như thể hiện thương hiệu đang bảo vệ người dùng khỏi va chạm xe. Vì thế, có thể nói việc quyết định vận hành linh vật thương hiệu và sử dụng linh vật thương hiệu trẻ con, hay nghiêm túc là việc chúng ta làm thế nào để thiết kế nên hình ảnh và câu chuyện của nó.
Tên gọi của linh vật thương hiệu
Khi doanh nghiệp quyết định vận hành linh vật thương hiệu cho doanh nghiệp của mình, linh vật thương hiệu cũng cần có một cái tên giống như một con người. Điều này giúp người dùng dễ dàng ghi nhớ về linh vật thương hiệu hơn và dễ để nhắc về nó hơn. Nhất là trong trường hợp nó chỉ đại diện cho một trong nhiều dòng sản phẩm của doanh nghiệp, tạo nên tính độc đáo cho sự tồn tại của linh vật thương hiệu.
Việc nghĩ ra một tên gọi cũng cần phải có tính nghiên cứu chứ không nên tùy tiện, tên gọi của linh vật thương hiệu cần phải đảm bảo tính ngắn gọn, dễ nhớ, gợi lên những tính chất đặc trưng của sản phẩm hoặc tính cách của thương hiệu. Nếu có thể khơi gợi lên cảm xúc tích cực hoặc vui vẻ thì càng tốt cho quá trình phát triển của doanh nghiệp.
Kế hoạch kinh phí cho việc sử dụng và vận hành linh vật thương hiệu trong chiến dịch Character Marketing
Hình ảnh linh vật thương hiệu có thể được xem là tài sản vô hình của doanh nghiệp. Chi phí cho việc xây dựng và vận hành linh vật thương hiệu cho doanh nghiệp thì không có giới hạn hay một con số cố định nào. Nhưng như đã đề cập ở trên, việc thiết kế linh vật thương hiệu không phải chỉ liên quan đến một bản vẽ mà nó còn là cả quá trình nghiên cứu và phát triển (R&D), vận hành, kiểm tra và cải thiện liên tục.
Cho nên khi chuẩn bị kinh phí cho việc xây dựng và vận hành linh vật thương hiệu, doanh nghiệp cũng phải tính cả chi phí cho khâu R&D, chi phí vận hành chiến dịch. Mục đích là để đảm bảo tính nhất quán cho linh vật thương hiệu được xuất hiện trong toàn bộ vòng đời thương hiệu của công ty hoặc sản phẩm mà linh vật thương hiệu đó đại diện.
Doanh nghiệp có thể xem chi phí tài trợ cho việc xây dựng và vận hành linh vật thương hiệu trong các chiến dịch truyền thông là một khoản đầu tư để tăng sự gắn kết cảm xúc, sự nhận diện cho khách hàng và người dùng trong dài hạn. Tuy nhiên, những doanh nghiệp vừa và nhỏ đang gặp khó khăn trong tài chính và chật vật để tồn tại thì có thể không nhất thiết phải đầu tư ngay vào linh vật thương hiệu để đảm bảo những ưu tiên tài chính khác.
Theo chuyên gia thiết kế linh vật thương hiệu, việc duy trì một đội ngũ để vận hành linh vật thương hiệu ở định dạng 3D sẽ rất tốn kém vì nó cần xử lý nhiều kỹ thuật phức tạp hơn là định dạng 2D. Chi phí tạo hình và vận hành định dạng 3D có thể gấp 3 lần hoặc hơn so với việc xây dựng và vận hành linh vật thương hiệu ở định dạng 2D. Nếu chiến lược thương hiệu và đối tượng khách hàng của doanh nghiệp không yêu cầu thực sự phải sử dụng định dạng 3D thì không cần thiết phải xây dựng linh vật thương hiệu trong định dạng 3D để tiết kiệm chi phí.
Sử dụng kết hợp đại sứ thương hiệu hoặc người dùng có sức ảnh hưởng (KOC) kết hợp vận hành linh vật thương hiệu cho doanh nghiệp
Doanh nghiệp có thể linh hoạt sử dụng phương thức marketing mix giữa đại sứ thương hiệu, người nổi tiếng, KOLs, người dùng có sức ảnh hưởng và linh vật thương hiệu để phù hợp với mục tiêu từng chiến lược của doanh nghiệp cũng là một việc cần được cân nhắc kỹ lưỡng. Theo các tài liệu nghiên cứu và bảng so sánh giữa đại sứ thương hiệu và đại sứ thương hiệu là người nổi tiếng sẽ có sức ảnh hưởng có những lợi thế và hạn chế chế của nó, cụ thể:
Về lợi thế của người nổi tiếng, KOLs, KOC
Người nổi tiếng đã có sẵn lượng người hâm mộ biết đến và có sức ảnh hưởng. Cho nên sẽ tiết kiệm được khá nhiều thời gian so với việc xây dựng và vận hành linh vật thương hiệu từ con số 0 và mất từ 2-3 năm để quảng bá.
Về hạn chế của người nổi tiếng, KOLs, KOC
Việc doanh nghiệp sử dụng người có sức ảnh hưởng cho các chiến dịch quảng bá có một vài điểm rủi ro, bất lợi. Về độ “hot” của người nổi tiếng có thể giảm qua thời gian. Người nổi tiếng có thể dính scandal và ảnh hưởng đến hình ảnh thương hiệu bị giảm sút đáng kể. Bên cạnh đó, các vấn đề pháp lý, hợp đồng, giấy phép sử dụng hình ảnh khi hợp tác với đại sứ thương hiệu khá phức tạp và rắc rối. Vì thế, doanh nghiệp có thể cân nhắc sử dụng và vận hành linh vật thương hiệu vào các chiến lược marketing lâu dài cho thương hiệu, doanh nghiệp và kết hợp với các đại sứ là người nổi tiếng trong những giai đoạn phù hợp.
Trong thời điểm hiện tại, người dùng đã trở nên thông minh hơn và bớt tin vào những đại sứ thương hiệu hơn sau những scandal mà những đại sứ thương hiệu là người nổi tiếng mắc phải, và những người dùng có sức ảnh hưởng (KOC)
Vận hành linh vật thương hiệu và chuẩn bị cho những môi trường truyền thông kỹ thuật cao như thực tế ảo (VR) và thực tế tăng cường (AR).
Việc quảng bá cá nhân hóa trong môi trường thực tế ảo trong tương lai cũng là điều mà doanh nghiệp có thể bắt đầu quan tâm. Các thương hiệu lớn có thể đầu tư vào Character Marketing ngay từ bây giờ để chuẩn bị cho tương lai.
Trong 10 năm nữa, khi nhóm đối tượng khách hàng là người trẻ tuổi (nhóm người sinh sau 2005) trở thành nhóm khách hàng tiêu thụ chính và các thiết bị thực tế ảo trở nên phổ biến, thương hiệu có thể lan tỏa và vận hành linh vật thương hiệu của mình ở định dạng 3D một cách rộng rãi hơn thông qua những hình ảnh đại diện trong môi trường này thông qua các phiên bản giới hạn nhân vật của thương hiệu.
Mặc dù đây là một chiến thuật mang tính tương lai, tuy nhiên điều quan trọng nhất vẫn là phải hiểu khách hàng và đối tượng mục tiêu của doanh nghiệp. Khách hàng có cần kiểu trải nghiệm này hay không. Nếu trong tương lai đối tượng khách hàng của doanh nghiệp vẫn không cần loại trải nghiệm này hoặc không tập trung ở môi trường truyền thông. Vì thế, doanh nghiệp có thể không nhất thiết phải sử dụng phiên bản định dạng 3D của linh vật thương hiệu để đi theo xu thế và tiết kiệm chi phí.
Đơn vị thiết kế linh vật thương hiệu tích hợp tại Việt Nam
Nếu bạn muốn thiết kế hay đưa mascot – linh vật thương hiệu vào các chiến lược marketing của doanh nghiệp? Hãy liên hệ Chonkaverse.
Chonkaverse là đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ thiết kế Brand Mascot, tư vấn vận hành mascot trong các chiến lược truyền thông trong tương lai,…Bên cạnh đó, chúng tôi đảm bảo sự hỗ trợ trọn đời cho tất cả các thiết kế mascot. Chúng tôi nêu cao tinh thần sáng tạo và đặt sự trải nghiệm và sự hài lòng của khách hàng lên hàng đầu.
Hãy liên hệ Chonkaverse ngay hôm nay để được tư vấn sớm nhất từ các chuyên gia thiết kế và nhận được những ưu đãi độc quyền của Chonkaverse nhé!
Email: support@chonkaverse.com
Phone/zalo/watsap/tellegram/viber: +84 347 959 890
Instagram: instagram.com/chonkaverse
Website: chonkaverse.com
Bài viết liên quan
Mascot Chonky xuất hiện trong MV Bài ca cột sống
Nguồn gốc MV Bài ca cột sống Mascot Chonky có cơ hội xuất hiện trong MV
Tận dụng 82% quyết định mua của khách hàng bằng cách kết hợp Brand mascot vào POSM
Brand Mascot kết hợp POSM hiện đang là một trong những chiến lược hiệu quả trong
Lịch sử 100 năm tiếp thị linh vật – Character marketing và Brand mascot trong thế giới hiện đại qua video của Chonkaverse
Character marketing là hoạt động như thế nào? Trong nhiều năm trở lại đây, không ít
Hơn 90% doanh nghiệp chưa dùng Linh vật thương hiệu trong truyền thông nội bộ
Các nhà quản trị trong thế giới hiện đại biết rằng, một đội ngũ có sự
Những sai lầm phổ biến về việc thiết kế mascot
Thiết kế mascot (linh vật thương hiệu) đang là xu thế trong giới Marketing tại Việt
Cách linh vật thương hiệu “biến hóa khôn lường” trong các chiến dịch tiếp thị?
Brand Mascot – hay còn được tạm dịch là “linh vật thương hiệu” – một trong